Taekwondo là một môn võ có xuất xứ Hàn Quốc nhưng dần được ưa chuộng trên toàn thế giới. Và tại Việt Nam trong những năm trở lại đây Taekwondo cũng phát triển rất rực rỡ.
Tuy vậy, Còn rất nhiều thông tin thú vị mà bạn chưa biết về Taekwondo. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé
Võ Taekwondo là gì ?
Theo Wiki:
Taekwondo, còn được viết là Tae Kwon Do hay Taekwon-Do là Quốc võ, môn thể thao quốc gia của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo thường được tập luyện nhiều nhất của người dân nước này. Đây cũng là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới
Taekwondo có 2 môn phái: Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế và Liên đoàn Taekwondo thế giới.
→ Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (tiếng Anh: International Taekwon-Do Federation hay gọi tắt là ITF) là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966
→ Liên đoàn Taekwondo thế giới (tiếng Anh: World Taekwondo Federation hay WTF) là một tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế. WTF được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia tham dự, sau khi Liên đoàn Taekwondo quốc tế rời khỏi Hàn Quốc
Xem thêm:
Ý nghĩa của môn võ Taekwondo
Bản thân ý nghĩa môn võ Taekwondo nằm trong chữ Taekwondo. Nó được cắt nghĩa theo nguyên tác tiếng Hàn. Và mang một ý nghĩa cực kỳ lớn.
Trong “Taekwondo”:
- Tae có nghĩa là “cước pháp”;
- Kwon nghĩa là “thủ pháp”
- Do có nghĩa là “đạo, con đường” (hay “nghệ thuật”).
Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là “Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân“.
Người xưa thường định nghĩa Taekwondo là “Nghệ thuật chiến đấu của bậc quân tử”.
Họ tuyệt đối xem môn võ thuật này như một phương thế để tự vệ. “Đừng khiêu chiến nhưng hãy tự vệ” – đó là tính cách của Taekwondo.
Vì thế, tập luyện Taekwondo là rèn luyện cho bản thân một trạng thái tinh thần bình ổn, một đức tính tự chủ và một kỹ thuật hoàn hảo.
Võ Taekwondo của nước nào
Taekwondo là một môn võ cổ truyền của Hàn Quốc được phát triển và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ. Nhưng phải đến những năm 60 nó mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.
Võ Taekwondo có bao nhiêu bài quyền ?
Hệ thống quyền của Kukkiwon gồm 25 bài quyền (poomse). Ngoại trừ những bài quyền có tên riêng thuộc hệ thống các bài quyền cao đẳng, các bài sơ cấp và nhập môn bao gồm 8 bài Taegeuk (Thái cực) và 8 bài Palgwe (Bát quái).
Các bài Thái cực Hệ thống bài quyền Taekwondo (WTF)
Triết lý phương Đông lấy Thái cực làm nền tảng căn bản cho các chủ thuyết của mình, trong đó Tae (Thái) có nghĩa là to lớn, Cực (Geuk) là vô thủy vô cung. Thái cực không có hình thể, không có khởi đầu và kết thúc nhưng mọi tạo vật đều từ Thái cực mà sinh thành. Taekwondo WTF có 8 bài Thái cực, là các bài căn bản dựa trên cơ sở 8 quẻ Bát quái (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) khởi điểm từ quẻ Càn (trời) và kết thúc ở quẻ Khôn (đất) biểu thị tiến trình từ trời sinh đến đất dưỡng. Điểm quan trọng nhất khi luyện 8 bài Thái cực là sự điều chỉnh độ chính xác về tốc độ, hơi thở và động tác để tiến tới hoàn thiện cả tinh thần và thể chất cho người tập.
Các bài Bát quái
Mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được cổ học phương Đông dựa vào dịch lý thư với Bát quái là nội dung chính. 8 bài Bát quái của Taekwondo WTF giúp cho người tập hiểu rõ nguồn gốc và những nguyên lý căn bản của Taekwondo, vì nó bao gồm nhiều hình thức tương phản giữa phân ly và kết hợp, xung đột và hài hòa, tĩnh tại và phát sinh, sáng và tối v.v.
Các bài quyền WTF
- Taegeuk 1 Jang (Taegeuk Keon) – Thái cực Càn cung quyền:
Dựa trên nguyên lý quẻ Càn (Keon, trời) tượng trưng cho trời và ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, vì vậy Càn biểu hiện sự khởi đầu của tạo vật trên trái đất. Bài đi trên đồ hình quẻ Càn (☰), gồm 18 động tác, có những kỹ pháp căn bản cho môn sinh mới nhập môn như geotky (bước), seogi (tấn), momtong-baro-jireugi (kỹ thuật đấm nghịch), momtong-makki (đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong).
- Taegeuk 2 Jang (Taegeuk Tae) – Thái cực Đoài cung quyền:
Dựa trên nguyên lý của quẻ Đoài (☱, Tae, đầm, hồ nước) và bao gồm 18 động tác, bài diễn tả phong thái nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều quyền năng qua những kỹ thuật arae-makki (đỡ hạ đẳng), momtong-jireugi (đấm trung đẳng), apchagi (đá tống trước), eolgool-makki (đỡ thượng đẳng).
- Taegeuk 3 Jang (Taegeuk Ri) – Thái cực Ly cung quyền :
Quẻ Ly (☲, Ri, lửa) biểu thị lửa, ánh sáng, sự ấm áp và hy vọng. Dựa trên hình tượng này, bài quyền 20 động tác này diễn tả phong thái nhanh nhẹn, linh hoạt và tinh tế qua những kỹ thuật Oreun-sonnal-anchigi (đỡ cạnh tay trung đẳng), đấm momtong-doobeon liên tiếp trung đẳng trái phải, và apchagi (đá tống trước).
- Taegeuk 4 Jang (Taegeuk Jin) – Thái cực Chấn cung quyền:
Nguyên lý của quẻ Chấn (Jin, ☳,sấm chớp) được diễn tả qua bài quyền 20 động tác này bằng những kỹ thuật sắc nhọn, thể hiện uy lực mạnh mẽ, nhanh nhẹn như Sonnal-makki (đỡ cạnh tay), Jebipoom (chặt cạnh tay vào thái dương đối phương), Yeopchagi (đá tống ngang). Sấm chớp cũng là đối tượng của sự sợ hãi và rúng động, nên bài quyền giúp người tập luyện được sự trầm tĩnh và can đảm khi đối diện với nguy hiểm.
- Taegeuk 5 Jang (Taegeuk Seon) – Thái cực Tốn cung quyền:
Bài dựa trên nguyên lý quẻ Tốn (☴, Seon, gió). Trong tự nhiên có nhiều loại gió từ nhẹ nhàng, dễ chịu đến khủng khiếp, tốc lực như bão tố. Bài quyền này thể hiện phong thái của gió khi tinh tế, khi uy lực qua 20 động tác, với những chiêu thức momtong-anmakki (đỡ vòng trung đẳng từ ngoài vào), mok-joomcok-naeryo-chigi (đánh búa vòng trung đẳng), Palkoop-momtong-pyojeok-chigi (đánh chỏ ngang).
- Taegeuk 6 Jang (Taegeuk Gam) – Thái cực Khảm cung quyền:
Quẻ Khảm (☵, Gam, Thủy) biểu thị qua bài quyền 23 động tác này bằng những kỹ thuật xoay chuyển vị linh hoạt, kết hợp những đòn đỡ hansonnal-eolgool-bakat-makki (đỡ thượng đẳng bằng cạnh tay), dollyochagi (đá vòng cầu) v.v.
- Taegeuk 7 Jang (Taegeuk Gan) – Thái cực Cấn cung quyền :
Áp dụng nguyên lý của Cấn (☶, Gan, Núi) biểu thị một sự ngưng lại, trầm tĩnh trên đỉnh cao. Bằng 25 chiêu thức, bài nhấn mạnh các kỹ thuật di chuyển nhanh kết hợp với những kỹ thuật tạo điểm dừng bước trong sự kiểm soát bằng beom-seogi (hổ tấn), eotgeoreo-arae-makki (đỡ chéo 2 tay hạ đẳng), đá tạt vào lòng bàn tay thật nhanh sau đó phối hợp với đòn đánh chỏ ngang khi trụ vững trung bình tấn.
- Taegeuk 8 Jang (Taegeuk Gon) – Thái cực Khôn cung quyền:
Quẻ Khôn (☷, Gon, đất) tượng trưng cho đất, là nguồn sống của vạn vật và cũng là nơi vạn vật nảy nở trong sự phát triển vô tận. Đây là bài quyền cuối cùng của hệ thống 8 bài căn bản trong các “cấp”, chuẩn bị cho môn sinh Taekwondo thi lên “đẳng”, phản ánh sự hoàn thành bước đầu để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bài cũng biểu thị những nguyên lý về sự sinh trưởng của đất đai qua 24 chiêu thức, với những kỹ thuật như oesanteul-makki (đỡ đồng thời hai tay hạ đẳng và thượng đẳng), doobaldangsang-apchagi (đá bay tống trước) kết hợp những động tác nhanh mạnh và động tác diễn đạt thật chậm.
- Koryo – Triều Tiên quyền:
Là tên triều đại cổ (918-1392) sau công nguyên ở Triều Tiên, khởi nguồn của tên gọi Korea hiện đại. Đây là triều đại nổi tiếng với nghệ thuật đồ gốm và những cuộc chiến oanh liệt chống quân Nguyên Mông. 30 động tác của bài đi trên đồ hình hình chữ Sĩ nhấn mạnh nỗ lực rèn luyện, sự thông minh chuyên cần, tinh thần không chịu khuất phục trước mọi trở ngại trong tiến trình lịch sử của nhân dân Triều Tiên.
- Keumgang – Kim Cương quyền:
Đồ hình của bài đi theo hình chữ Sơn, biểu thị ngọn núi xinh đẹp mang tên Keumgang (Kim Cương) trên bán đảo Triều Tiên. Các chiêu thức trong bài kết hợp giữa đánh chậm mạnh và đánh nhanh, với haktari-seogi (hạc tấn) biểu thị trạng thái của thể xác và sự tĩnh tại của tinh thần, với sự phô trương đặc tính bền vững như kim cương và chắc chắn như núi đá. Bài có 27 động tác.
- Taebaek – Thái Bạch quyền:
Bài quyền đặt ra theo tên gọi của núi Taebaek (Thái Bạch), ngày nay gọi là núi Baedoo, ngọn núi cao nhất tại bán đảo Triều Tiên. Bài đánh trên đồ hình hình chữ công, gồm 26 động tác.
- Pyongwon – Điền Thổ quyền:
Đồ hình một vạch ngang của bài tượng trưng cho mặt đất, đất đai (điền thổ). Bài gồm 25 động tác, với koa-seogi (tấn chéo) và haktari-seogi (hạc tấn) kết hợp với những chiêu thức nói lên tiềm năng và sức mạnh của đất, sự khắc phục khó khăn trong công việc đồng áng để có một mùa màng bội thu.
- Sipjin – Thập Tự quyền:
Bài gồm 31 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ thập viết theo Hán tự. “Thập” (số 10) biểu thị con số của sự toàn vẹn, nên bài được đánh giá là bài đầu tiên của trình độ võ sư Taekwondo.
- Jitae – Địa quyền:
Bài đi trên đồ hình hình chữ T gồm 28 động tác, với những chiêu thức phác họa sự hài hòa của quyền lực tuyệt đối và sức mạnh cơ bắp, như là tinh thần của vũ trụ đối với sức mạnh của cuộc sống nơi trái đất.
- Chonkwon – Thiên quyền:
Bài gồm 27 động tác đi trên đồ hình hình chữ T ngược mô tả lòng tin tưởng tuyệt đối vào thượng đế với những chiêu thức như chim đại bàng tung cánh hướng vào bầu trời cao vút. Niềm tin và sự tôn thờ đó biểu thị qua động tác số 23 nhảy bay 360 độ và đá tạt chân phải vào lòng bàn tay trái, và kỹ thuật số 26, 27 xòe hai tay mở trên đầu như đang ôm trọn cả vầng thái dương.
- Hansu – Thủy quyền:
Bài gồm 27 động tác, đi trên đồ hình hình chữ thủy, với những kỹ thuật tấn công vừa nhu nhuyễn vừa cương mãnh áp dụng nguyên lý của nước, chủ yếu sử dụng mũi bàn tay và cạnh tay.
- Ilyeo – Vạn tự quyền:
Bài gồm 25 động tác dùng đồ hình hình chữ Vạn, biểu thị sự thống nhất của tinh thần và thể chất. Trạng thái thanh cao của cõi niết bàn cũng được biểu thị trong bài, phản ánh cái đích cuối cùng con người vươn tới để đạt được cuộc sống vĩnh hằng, vượt thoát khỏi mọi hệ lụy của cuộc đời và nỗi ám ảnh của thế gian.
- Palgwe 1 Jang – Bát quái 1:
Bài gồm 20 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công
- Palgwe 2 Jang – Bát quái 2:
Bài gồm 20 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công
- Palgwe 3 Jang – Bát quái 3:
Bài gồm 22 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công
- Palgwe 4 Jang – Bát quái 4:
Bài gồm 22 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công
- Palgwe 5 Jang – Bát quái 5:
Gồm 35 động tác, đồ hình hình chữ Sĩ
- Palgwe 6 Jang – Bát quái 6:
Bài gồm 19 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công
- Palgwe 7 Jang – Bát quái 7:
Bài có 23 động tác, đồ hình hình chữ T ngược
- Palgwe 8 Jang – Bát quái 8:
Bài có 35 động tác, đi trên đồ hình hình chữ Sĩ ngược , cùng với bài Palgwe 5 Jang là hai bài quyền dài nhất của hệ phái WTF.
Võ Taekwondo có mấy đai ?
Như đã trình bày ở trên thì Taekwondo có 2 hệ phái ITF & WTF
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần
Hệ phái Taekwondo ITF có 5 trình độ (gọi là một “gup”) với 5 cấp đai (“dan”) từ trắng, vàng, xanh, đỏ và cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là chuẩn huyền đai hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kỳ thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan (ITF) hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay “võ sinh đai đen ít tuổi”. Võ sinh chưa đến tuổi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.
Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về Taekwondo.
Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Đai trắng (cấp 8) Đai vàng (cấp 7) Đai xanh (cấp 6 và 5) Đai nâu (cấp 4 và 3) Đai đỏ (cấp 2 và 1) Đai đen (nếu chưa đủ 18 tuổi sẽ đeo đai đỏ đen đến khi đủ 18 tuổi sẽ được đeo đai đen)
Hệ phái Taekwondo WTF có 9 trình độ (gọi là một “gup”) với 8 cấp và 7 màu đai (“dan”) từ trắng (cấp 8), vàng (cấp 7), xanh dương(cấp 6 và cấp 5), nâu (cấp 4 và cấp 3), đỏ (cấp 2 và cấp 1) cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 8 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kỳ thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Học võ Taekwondo có lợi gì ?
Hầu hết các môn võ đều có triết lý chung khi tập luyện. Bên cạnh đó, Taekwondo còn có một số đặc điểm riêng biệt nổi bật:
– Taekwondo là môn võ thuật đánh tầm xa. Khả năng giữ thăng bằng có ý nghĩa quan trọng khi tập luyện môn võ này.
– Khoảng cách. Taekwondo giúp phát triển các kỹ năng như chọn thời cơ xuất nhập, làm sao đạt được mục tiêu, thời điểm ra quyết định chiến lược. Tựu chung lại gọi là kỹ thuật kết hợp.
– Taekwondo với các đòn chân là chủ yếu sẽ giúp bạn gia tăng khả năng phối hợp vận động và dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất khi luyện tập.
– Khả năng giữ thăng bằng trên một chân, đưa trọng tâm cơ thể ra sau trong khi dùng chân còn lại để tấn công cũng như phòng thủ.
Suy cho cùng, thông qua việc luyện tập Taekwondo, bạn sẽ có nền tảng vật lý và tinh thần mạnh mẽ hơn, điều cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Ở đâu dạy võ taekwondo ?
Nếu bạn tìm một chỗ học Taekwondo lâu dài thì bạn nên cân nhắc nhiều yếu tố để có thể tìm được một trung tâm, 1 võ đường để đi đường dài với bạn trên con đường luyện tập võ thuật.
Học võ taekwondo ở tphcm
6 Địa chỉ học Taekwondo tốt nhất ở HCM:
Học viện CaliKids
- Địa chỉ: Tầng 3, Thảo Điền Pearl Số 12 đường Quốc Hương, P. Thảo Điền Quận 2, TP.HCM, Việt Nam
- Điện thoại: (028) 7307 5777
- Website: www.calikids.com.vn
Taekwondo Bạch Hổ
- Địa chỉ: 637/2A Quang Trung, F11, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Điện thoại: 090 890 83
- Facebook: https://www.facebook.com/clb.tkd.BachHo/
CÔNG TY ĐÀO TẠO VÕ THUẬT VIỆT HÀN
- Địa chỉ: 30/2A đường 26, ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM.
- Điện thoại: 0163 9655456. Thầy Phú. Hotline 0913 953 575 ( Cô Trinh
- Facebook: https://www.facebook.com/tkdviethan/
- Website: www.tkdviethan.com | www.tkdviethan.com
CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO HỒ XUÂN HƯƠNG
- Địa chỉ: Số 02 Đường Hồ Xuân Hương, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
- Điện thoại: (028) 39333139 – 0908170857
- Email: thanhtutdtt68@gmail.com
- Website: https://www.hoxuanhuong.vn/
CLB võ thuật Bằng Long Hải
- Địa chỉ: 92 Kênh nước Đen, phường Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
- Hotline: 0986.512.303
- Email: banglonglinh.vct@gmail.com
- Website: http://dangkyhocvo.com/about.html
CLB Taekwondo Văn Lý
- Địa chỉ: Số 3 đường tỉnh 8 Củ Chi, Củ Chi, Củ Chi, Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 097 705 44 68
- Website: http://www.vothuat.vn
Học võ taekwondo tại hà nội
Những câu lạc bộ học võ Taekwondo ở Hà Nội nổi tiếng nhất:
Taekwondo Ba Đình
- Địa chỉ: số 5A Thành Công, Ba Đình
Taekwondo Cầu Giấy
- Địa chỉ: Số 35 Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Taekwondo Hai Bà Trưng
- Địa chỉ: số 42 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng
Đồ tập võ Taekwondo
Nếu bạn đang cần mua đồ tập võ Taekwondo thì Nam Phong là một gợi ý. Chúng tôi chuyên Võ phục Taekwondo, Dụng cụ võ thuật Taekwondo và Binh khí võ thuật Taekwondo.
Tất cả sản phẩm từ phong trào tới thi đấu chuyên nghiệp chúng tôi đều có. Ngoài ra chúng tôi còn phục vụ ship COD toàn quốc.
Liên hệ nếu bạn có nhu cầu !