Côn nhị khúc một loại binh khí võ thuật được rất nhiều phái sử dụng. Có lẽ nó đã trở nên quá phổ thông khiến rất ít người tìm hiểu sâu sắc về côn nhị khúc.
Ở bài viết này mình sẽ gửi tới bạn đọc rất nhiều thông tin thú vị cũng như bổ ích về côn nhị khúc.
Link mua côn nhị khúc giá rẻ tại Nam Phong:
Lịch sử hình thành Côn nhị khúc
Côn nhị khúc là gì ?
Côn nhị khúc hay côn hai đoạn hay là lưỡng tiết côn hoặc song tiết côn hay nhị đoản côn là một dạng đoản côn có hai khúc được nối với nhau bởi một đoạn dây mềm.
Sử dụng thịnh hành trong võ phái Karatedo Nhật Bản và hiện nay, do tính chất tiện lợi của nó, côn nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ….
Lịch sử phát triển
Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân bản địa liên tục nổi dậy phản kháng.
Các võ quan Nhật tại các làng mạc đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa.
Việc tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt:
- trường côn vốn xuất xứ từ một cây sào;
- song quải một dạng dùi cui có cán chĩa ngang hình chữ L;
- chĩa ba để xóc rơm rạ;
- tiểu đoản côn là khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay;
- liềm ban đầu là dụng cụ cắt lúa,
- côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.
Qua đó, bạn có thể hiểu Côn nhị khúc có nguồn gốc từ một dụng cụ đập lúa thuở xưa của người dân. Qua quá trình phát triển lâu dài được xây dựng thành một loại binh khí võ thuật.
Có lẽ hình ảnh của côn nhị khúc được lan rộng nhiều hơn nữa qua hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.
Với sự tìm tòi, ham học hỏi cùng với sự sáng tạo vô bờ bến của người chơi côn nhị khúc, hệ thống chiêu thức côn nhị khúc đã phát triển đến mức không ai dám nhận mình đã biết hết các kĩ thuật côn nhị khúc. Cùng với hệ thống chiêu thức đa dạng, người chơi côn nhị khúc cũng đã phát triển những động tác hình thể để những đòn đánh ngày càng đẹp mắt.
Côn nhị khúc có bị cấm không ?
Thời kỳ trước năm 21012: Côn nhị khúc bị cấm
Theo đó, thời điểm trước năm 2012, theo pháp lệnh số 16/2011UBTVQH12 thì côn nhị khúc là vũ khí thô sơ, bị cấm tàng trữ, vận chuyển và sử dụng. Nên người chơi côn nhị khúc không hoạt động công khai mà thường hoạt động với hình thức dạy kín hoặc tự tập luyện thông qua các clip hướng dẫn trên internet. Thời điểm này số lượng người chơi côn ít nên hệ thống đòn thế chưa thật sự đa dạng.
Thời kỳ sau 1/1/2012: Côn không còn bị cấm
Từ ngày 1/1/2012, pháp lệnh số 16/2011UBTVQH12 được sửa đổi, ban hành và có hiệu lực. Trong đó, danh sách vũ khí thô sơ đã loại bỏ “côn”, điều đó đồng nghĩa với các loại côn như trường côn, đoản côn, côn nhị khúc, côn tam khúc đã được hợp pháp hóa việc sở hữu và sử dụng một cách công khai. Từ đây, các CLB Côn Nhị Khúc tự phát hoặc có đăng ký bắt đầu hình thành và phát triển, bên cạnh đó những người chơi côn nhị khúc tự do cũng bắt đầu tập luyện công khai, tạo nên một trào lưu côn nhị khúc mạnh mẽ chưa từng có ở Việt Nam
Các loại côn nhị khúc hiện nay
Các loại côn nói chung trên thị trường hiện nay rất đa dạng phù hợp với nhiều mục đích tập luyện của người dùng.
Có thể kể tới các loại như: côn nhị khúc gỗ, côn nhị khúc inox, côn nhị khúc cao su, côn nhị khúc xốp, Côn nhị khúc silicon, côn nhị khúc lắp gậy, côn nhị khúc rút gọn, côn nhị khúc sắt, côn nhị khúc nhựa…
Kỹ thuật côn nhị khúc
Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:
- Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha….
- Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
- Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
- Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,…) & kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.
Ngoài ra, trong các bài tập phối hợp & nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiển côn nhị khúc bằng cổ tay, loan hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các ngón tay.
Ngoài ra với sự phát triển của các kỹ thuật côn nhị khúc mới người chơi có thể tìm thấy rất nhiều loại kỹ thuật mới đẹp mắt, lợi hại và tính ứng dụng cao hơn rất nhiều.
Một số nguyên tắc sử dụng côn nhị khúc
Người chơi côn nhị khúc phải lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc Nhất thể
- Nguyên tắc âm dương
- Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát
- Nguyên tắc Đẳng thế
Ngoài ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của vật lý học như:
- Lực ly tâm (cánh tay đòn)
- Phản lực
- Điểm tập trung lực
- Sự hợp lực
- Sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn
- Nguyên tắc khống chế côn nhị khúc,
- Phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện và thi đấu.
Mua côn nhị khúc ở đâu
Nếu bạn đang có nhu cầu mua côn nhị khúc giá rẻ. côn nhị khúc inox giá rẻ, côn nhị khúc lắp gậy giá rẻ…
Vậy hãy liên hệ với Nam Phong để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết cho bạn. Điều quan trọng là ngoài tư vấn về chất lượng sản phẩm chúng tôi còn giúp bạn lựa chọn được loại côn phù hợp với nhu cầu của bạn.