Võ Karatedo – Karatedo là gì – Karatedo Shotokan

Võ Karatedo

Karatedo là một môn võ có xuất xứ từ Nhật và đã lan rộng ra trên toàn thế giới. Trong đó Việt nam cũng là một trong những quốc gia có võ karatedo phát triển mạnh mẽ.

Võ Karatedo

Tuy nhiên, Việc học thậm chí là thi đấu thì nhiều người vẫn chưa hiểu hết về Karatedo. Vậy bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất xung quanh môn võ này.

Xem thêm: Muay Thái là gì ? 

Võ Karatedo
Võ Karatedo

Karatedo là gì ?

Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở.

Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Đọc thêm: Nên học võ gì ?

Karatedo là gì ?
Karatedo là gì ?

Karate-Do hay Không Thủ Đạo có bốn nghĩa, cũng là bốn mục đích tập luyện.

→ Một: Kara là không, Té là tay, Do là cách thức. Karate-Do là nghệ thuật rèn luyện tay chân thành vũ khí chiến đấu.

→ Hai: Phương pháp rèn luyện của Karate dựa trên các nguyên lý về vật lý, thể lý, tâm lý nên nó là môn thể thao khoa học và hiện đại; giúp người tập không chỉ khỏe về thể chất mà còn khỏe về tinh thần (Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện).

→ Ba: Do trong Karate-Do còn có nghĩa là đạo đức. Thông qua rèn luyện tay chân, Karate-Do còn là con đường tu dưỡng phẩm chất, đạo đức. Đạo đức, đó là yêu tổ quốc, yêu đồng bào, hiếu để với cha mẹ, tình nghĩa với thầy bạn; nhân ái với con người, thiên nhiên, vạn vật. Phẩm chất, đó là bao dung, cao thượng, đoàn kết, hiếu hoà, cần mẫn, tự tin, ý chí, dũng cảm. Phong cách, đó là ung dung, trầm tĩnh, đĩnh đạt

→ Bốn: Kara là không, Té là tay. Karate là “Bàn-tay-không”, hiểu theo nghĩa trở về với trạng thái trống không, trạng thái vô ngã; trạng thái của mặt nước hồ thu không gợn sóng.

Con người luôn bị chi phối bởi “thất tình”: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn). Chính thất tình đã làm khúc xạ mọi sự mọi vật, chính thất tình mang lại nỗi khổ niềm đau. Karate-Do là nghệ thuật giúp người tập làm chủ thất tình để đạt đến trạng thải rổn rang, thanh lãng, tự tại, tự chủ, vô úy, vô ưu. 

Tham thiền là một trong những phương pháp quan trọng của nội dung này.

Karate, hay Không Thủ, hay “Bàn-tay-không”, là mục đích sau cùng của Karate-Do. Nhưng là mục đích chỉ thành tựu thông qua quá trình thực nghiệm, kiểm nghiệm, và chứng nghiệm. Nói theo ngôn ngữ của thiền thì “Ai tu nấy chứng”.

Bốn ý nghĩa, bốn mục đích, cũng là bốn chặng đường. Mỗi Karateka cần căn cứ vào đó để biết mình đang ở đâu: sơ đẳng, cao đẳng, hay thượng đẳng.

Lịch sử hình thành Karatedo

Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. 

Họ bắt đầu truyền các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau, người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ.

Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,

Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sát lập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.

Tìm hiểu thêm: Võ Taekwondo – Môn võ Taekwondo

Karatedo Shotokan

Một trong những hệ phái lớn nhất của Karate. 

Sơ lược về sáng tổ Funakoshi Gichin 

Funakoshi Gichin sinh ngày 10-11-1868 và mất ngày 26-4-1957 tại Shuri thuộc Okinawa, là người sáng lập ra hệ phái Karate Shotokan và được coi như người cha hiện thân của Karate hiện đại.

Sáng tổ Funakoshi Gichin
Sáng tổ Funakoshi Gichin

Thuở thiếu thời, Funakoshi đã tỏ ra là một người có năng khiếu về võ học, ông đã được học rất nhiều môn võ truyền thống và đều tỏ ra là một học trò xuất sắc.

Người được coi là người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường Karate đó là võ sư Anko Azato, một bật thầy về KarateKendo cổ xưa.

– Năm 1902, ông chính thức thành lập hệ phái Shotokan và phát triển rộng khắp Okinawa.

– Năm 1922, Shotokan chính thức được đưa vào Nhật và thu hút rất nhiều người tập luyện.

– Năm 1936, Đạo đường của Shotokan được chính thức dựng lên tại Tokyo.

Ngày nay, Shotokan đã phát triển rộng khắp trên Thế giới và được coi là hệ phái hùng mạnh nhất trong các hệ phái của Karate.

5 điều huấn thị của tổ sư Funakoshi

Tổ sư Funakoshi Gichin đưa ra 5 điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

Nỗ lực hoàn thiện nhân cách

Luôn luôn chân thành

Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực

Trọng lễ nghĩa

Kiềm chế các hành vi nóng nảy

Và 20 điều về Karate của tổ sư Funakoshi
  1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
  2. Karate không nên ra đòn trước.
  3. Karate phải giữ nghĩa.
  4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
  5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
  6. Cần để tâm thoải mái.
  7. Khinh suất tất gặp rắc rối.
  8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về Karate.
  9. Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.
  10. Biến mọi thứ thành Karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
  11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
  12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
  13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
  14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
  15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
  16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
  17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
  18. Phải tập Kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
  19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
  20. Luôn chín chắn khi dụng võ.

Các bài quyền karatedo

Các bạn có thể xem sách ở link dưới nhé

Các bài quyền karatedo

Hoặc xem video:

Đai karatedo

Thứ nhất, chúng ta cần phân biệt giữa Cấp – Đai – Đẳng. Chúng ta hay thường lẫn lộn giữa thi lên cấp, thi lên đai, thi lên đẳng. Nhất là với những người mới, hoặc chưa từng tập luyện Karate.

Đai karatedo
Đai karatedo
  1. Hệ thống Cấp

(Tiếng Nhật là Kyuu) Trong Karatedo, chúng ta có 10 cấp (kyuu). Cao nhất là cấp 1 và thấp nhất là cấp 10 (Người mới bắt đầu tập).

Để dễ dàng nhận biết, người ta thường phân màu đai cho từng cấp, tuy nhiên có 1 số màu đai dùng chung cho 2-3 cấp.

Chú ý là hệ thống Cấp này không thay đổi và không bị lẫn lộn như hệ thống Đai. Hãy hỏi cấp của người tập để biết được cấp độ hiện tại của họ, màu đai chỉ là tương đối.

  1. Hệ thống Đai

Màu Đai sẽ giúp người ngoài dễ dàng biết được cấp độ hiện tại của người tập. Tuy nhiên Đai lại là thứ hay bị lẫn lộn nhất và gây thắc mắc nhất cho những người mới. Tùy từng hệ phái, võ đường hay địa phương mà hệ thống màu đai có chút khác biệt.

Sau đây mình xin liệt kê hệ thống màu đai của Karate phổ biết nhất tại Việt Nam tương ứng với các cấp.

Ngoài ra mỗi màu đai sẽ có các ý nghĩa khác nhau. Để tìm hiểu ý nghĩa của từng màu đai, xin ấn vào link của từng màu bên dưới.

Chú ý là Đai Đen sẽ ko thể hiện Cấp nữa mà thể hiện Đẳng

  • Đai Trắng (White) – Dùng cho cấp 10 & cấp 9
  • Đai Vàng (Yellow) – Dùng cho cấp 8
  • Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue) – Dùng cho cấp 7
  • Đai Xanh lá (Green) – Dùng cho cấp 6
  • Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue) – Dùng cho cấp 5 & cấp 4
  • Đai Nâu (Brown) – Dùng cho cấp 3,2,1
  1. Hệ thống Đẳng

Khi hết Cấp, chúng ta sẽ được thi lên Đẳng. Giống như học hết lớp 12, bạn sẽ được thi lên Đại học. Và nếu thi đỗ, bạn sẽ được cấp Đai Đen (Huyền đai hay Black Belt).

Đai Đen thể hiện Đẳng, vì thế đừng bao giờ hỏi rằng Đai Đen là cấp mấy. Cũng giống như đừng bao giờ hỏi học Đại học là học lớp mấy?

Có 10 Đẳng. Cao nhất là 10 Đẳng và thấp nhất là 1 Đẳng (Shodan). Và tất nhiên bạn phải nỗ lực tập luyện để có thể được thăng Đẳng. Sẽ mất rất nhiều thời gian và cần sự kiên trì tuyệt đối.

  • Đai Đen nhất Đẳng
  • Đai Đen Nhị Đẳng
  • Đai Đen Tam Đẳng
  • Đai Đen Tứ Đẳng
  • Đai Đen Ngũ Đẳng
  • Đai Đen Lục Đẳng
  • Đai Đen Thất Đẳng
  • Đai Đen Bát Đẳng
  • Đai Đen Cửu Đẳng
  • Đai Đen Thập Đẳng
Karatedo
Karatedo

Nếu bạn đọc tới đây chứng tỏ bạn thực sự yêu Karatedo. Và xin chúc bạn có nhiều thành công với Karate.

Nếu bạn có nhu cầu về đồ tập võ Karate nói riêng cũng như các môn phái khác hãy liên hệ với Nam Phong để được tư vấn chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *